Tỷ lệ ung thư vú ở nước ta cũng như trên thế giới có nhiều hướng gia tăng, trong khi tỉ lệ chết do ung thư vú không tăng. Điều đó chứng tỏ đã có những tiến bộ trong điều trị.
1. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh ung thư vú không rõ ràng. Tuy nhiên có những yếu tố nguy cơ như : tiền sử gia đình có mẹ, chị gái bị ung thư vú, hành kinh sớm, mãn kinh muộn, sinh con muộn (>35 tuổi), dùng liệu pháp hooc môn kéo dài, tiếp xúc với hóa chất, tia xạ. Tình trạng tăng sinh tuyến vú như loạn sản, quá sản, phụ nữ sống độc thân, không sinh con và cho con bú, phụ nữ mắc bệnh viêm vú trong thời gian sinh đẻ... là các yếu tố có liên quan nhiều đến ung thư vú.
2. Triệu chứng
Triệu chúng ung thư vú mới phát thường thấy chỉ có u nhỏ ở vú, mật độ chắc, ranh giới không rõ, khó chuẩn đoán. Ở giai đoạn muộn, triệu chúng phong phú, rất dễ chẩn đoán bằng lâm sàng. U có thể dính cơ ngực, dính da, đôi khi lở loét da hoạc biểu hiện như viêm. Hạch nách ở cùng bên to, chắc, có khi còn có hạch thượng đòn.
3. Phương pháp tự kiểm tra
Phụ nữa từ 21 tuổi trở lên, mỗi tháng kiểm tra 1 lần, tốt nhất là sau khi kỳ kinh nguyệt chấm dứt.
Trong lúc tắm rửa, sử dụng đầu ngón tay vỗ nhẹ vào hai bên nhũ hoa hoặc vị trí dưới nách, chú ý xem có khối u nào khác thường hay không.
Cởi bỏ áo và đứng soi trước gương, đưa cao cánh tay, kiểm tra cặp nhũ hoa, da, núm vú xem có gì biến chuyển không, rồi đưa cánh tay xuống, chống lên thắt lưng, quan sát cặp nhũ hoa có cao bằng nhau hay không, đối xứng hay không, núm vú, da thịt bộ nhũ hoa có gì khác lạ không.
Để phần trên người cởi trần, nằm ngửa thức thăng bằng, một cánh tay co lại làm gối kê đầu dưới cánh tay con lại kiểm tra bên vú đối diện có khối u sưng nào không, có cục bướu cứng nào không. Lúc kiểm tra, ngón tay xoa tròn trên vú vừa di chuyển, trước hết là phần trên, kế đó là chung quanh vú, cuối cùng là chỗ nach, theo thứ tự mà xoa, ấn nhè nhẹ để thăm dò. Phương pháp cụ thể là để bàn tay bằng phẳng, sau đó dùng ngón tay nhè nhẹ sờ mó, đừng dùng bàn tay mà bấu, véo, nếu không sẽ nhận nhầm tuyến thể là khối u.
4. Nhận thức ung thư vú của y học cổ truyền
Đông y vào thời nhà Nguyễn đã có tên bệnh là “Nhũ nham”, cũng có những biểu hiện bệnh trạng tương tự như ung thư vú bây giờ. Trong các thư tịch y dược trước thời nhà Nguyễn, có miêu tả những đặc trưng của bênh “ Đố nhũ”, “Hạch bì tương thân” cũng tương tự như bệnh ung thư vú.
Nguyên nhân bên ngoài chủ yếu là do khí phong hàn xâm nhập cơ thể, nhuyên nhân bên trong là do gan uất, khí trệ, uất kết làm tổn thương tỳ, khiến khí huyết, công năng của các tạng phủ cho đén hai mạch xung nhâm mất điều hòa mà thành bệnh.
5. Thời cơ tốt nhất để giải phẫu bệnh ung thư vú
Kết quả nghiên cứu khoa học đã chứng minh,từ sau 13 ngày kể từ khi dứt kinh nguyệt, và trước 2 ngày khi có lại kinh kỳ kế tiếp là thời gian nên tiến hành giải phẫu. Tỷ lệ sống được hơn 10 năm sau giải phẫu là 84 %. Nhưng nếu giải phẫu vào ngày thứ 3 đên ngày thứ 12, sau kỳ kinh nguyệt, thì bệnh nhân sống được hơn 10 sau đó tỷ lệ chỉ là 54%. Do đó, để tránh thời kỳ bài tiết một tiết tố nam, nên chọn khoảng thời gian từ ngày thứ 13 sau khi dứt kinh cho đến 2 ngày trước kỳ kinh kế tiếp là thời cơ tốt nhất để phẫu thuật.
Nguồn: dongtayy.com