Có máu trong nước tiểu
Trong phần lớn các trường hợp, có máu trong nước tiểu (hay còn gọi là tiểu ra máu) là dấu hiệu đầu tiên của ung thư bàng quang. Đôi khi, nhiều máu có thể làm thay đổi màu sắc của nước tiểu thành màu cam, hồng hoặc ít hơn thì nước tiểu có màu đỏ sẫm. Trong một số trường hợp, nước tiểu có màu bình thường nhưng chỉ phát hiện thấy có một chút máu khi làm xét nghiệm nước tiểu trong kiểm tra sức khoẻ tổng quát. Máu có thể xuất hiện một ngày và biến mất trong những ngày tiếp theo, nước tiểu vẫn trong trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Nếu một người bị ung thư bàng quang, tình trạng máu trong nước tiểu cuối cùng sẽ tái phát.
Thông thường, trong giai đoạn sớm của ung thư bàng quang gây tiểu ra máu nhưng ít và không gây đau, không có triệu chứng khác.
Máu trong nước tiểu không phải lúc nào cũng do ung thư bàng quang. Những nguyên nhân thường gặp hơn là nhiễm trùng, u lành, sỏi thận hoặc sỏi bàng quang hoặc các bệnh thận lành tính khác. Nhưng điều quan trọng là cần đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân.
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu: Triệu chứng này cũng hay gặp ở những bệnh khác. Nhưng cảm giác nóng rát khi đi tiểu kèm theo đau khi dòng nước tiểu chảy qua có thể là dấu hiệu của ung thư bàng quang.
- Sút cân không giải thích: Có nhiều nguyên nhân gây sút cân không giải thích được, và ung thư bàng quang là một trong số những nguyên nhân này.
- Đau lưng dưới: Thắt lưng là vị trí của thận. Các rối loạn đường niệu thường gây đau ở vùng bụng gần thận.
- Mệt mỏi: Mệt mỏi cũng có thể là dấu hiệu của ung thư bàng quang.
- Sưng ở bàn chân: Mặc dù, đây là triệu chứng phổ biến ở người bị bệnh thận nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu của ung thư bàng quang.
- Nhiễm trùng tiểu tái phát: Nhiễm trùng tiểu thường không phổ biến ở nam giới nhưng nếu một người bị nhiễm trùng tiểu tái đi tái lại, đó có thể là do ung thư bàng quang.
- Rối loạn tiểu tiện: Mặc dù khó có thể kết luận tình trạng này nhưng với người bệnh ung thư bàng quang dễ bị tiểu đau, dòng nước tiểu yếu, muốn đi tiểu ngay cả khi bàng quang rỗng, đi tiểu thường xuyên nhưng lượng nước tiểu ít. BS Tuyết Mai /(Tổng hợp) / Nguồn: Báo sức khỏe và đời sống