Dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư tuyến tiền liệt

Phó giáo sư Vũ Lê Chuyên ở Bệnh viện Bình Dân cho biết hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân ung thư tuyến tiền liệt. Nguy cơ mắc bệnh tăng lên khi nam giới già đi. Những đàn ông nào có người thân trực tiếp trong gia đình như cha hoặc anh em trai từng bị ung thư tuyến tiền liệt sẽ dễ mắc bệnh hơn. Xác suất càng cao hơn nếu người thân bị bệnh khi còn trẻ.

Xem và mua ngay sản phẩm TRÀ BỒ CÔNG ANH HỮU CƠ

Ung thư tuyến tiền liệt thường tiến triển chậm chạp suốt nhiều năm. Đa số bệnh nhân mới chớm bệnh đều không có dấu hiệu hay triệu chứng. Các triệu chứng thường lộ ra trễ hơn, khi bệnh đã tiến triển thêm.
Ung thư tuyến tiền liệt hay còn gọi là ung thư tiền liệt tuyến là một dạng của ung thư phát triển trong tuyến tiền liệt, một tuyến trong hệ sinh dục nam. Ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm, tuy nhiên, có những trường hợp ung thư di căn.[1] Các tế bào ung thư có thể di căn (lan) từ tuyến tiền liệt sang các bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt là vào xương và các hạch bạch huyết. Ung thư tuyến tiền liệt có thể gây đau đớn và khó khăn trong việc đi tiểu, quan hệ tình dục gặp vấn đề, hoặc rối loạn chức năng cương dương. Các triệu chứng khác có khả năng phát triển trong giai đoạn sau của bệnh.
Một số dấu hiệu mức độ nặng

- Khó cương cứng hoặc khó giữ tình trạng cương cứng (bị bất lực).

- Có máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch.

- Đau nhức ở lưng, hông háng, xương sườn hoặc các loại xương khác (do ung thư di căn xương).

- Cảm thấy yếu sức hay tê bại ở chân hoặc bàn chân.

- Mất kiểm soát khi đi tiêu hay tiểu.

Phần lớn những triệu chứng này có thể do bệnh lý khác, không phải là ung thư gây ra. Do đó nếu bị bất cứ vấn đề nào trong số này thì phải đến gặp bác sĩ ngay để có thể phát hiện nguyên nhân và điều trị.

Có 2 cách chính để tìm ung thư tuyến tiền liệt là định lượng PSA trong máu và khám trực tràng. PSA là chất do tuyến tiền liệt tạo ra. Ung thư tuyến tiền liệt có thể làm cho lượng PSA trong máu tăng lên. Mức PSA trong máu có thể báo cho bác sĩ biết tuyến tiền liệt đang có vấn đề, cần phải thử nghiệm thêm để định rõ là ung thư hay điều gì khác. Nếu kết quả thử PSA không bình thường (> 4 ng/ml) có thể bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện sinh thiết tuyến tiền liệt để biết chắc bị ung thư hay không.

Cần khoảng 15 phút cho mỗi lần sinh thiết, thực hiện tại phòng thủ thuật, không cần gây mê. Trong vài ngày sau sinh thiết có thể cảm thấy đau rát, tiểu máu, ra máu trực tràng, xuất tinh có máu, kéo dài vài tuần. Lấy nhiều mẫu thử sinh thiết vẫn có thể bỏ sót ung thư, do đó bác sĩ sẽ yêu cầu sinh thiết lại nếu vẫn nghi ngờ.

Có nhiều cách điều trị ung thư tuyến tiền liệt như theo dõi tích cực, phẫu thuật, chiếu xạ, liệu pháp nội tiết tố, điều trị hóa chất. Lựa chọn phương pháp điều trị tùy thuộc vào tuổi, bệnh kèm theo, giai đoạn và cấp độ ung thư, mức độ chịu đựng với những phản ứng phụ... Ung thư tuyến tiền liệt thường tiến triển rất chậm nên có thể một số bệnh nhân không cần điều trị, bác sĩ sẽ đề nghị theo dõi tình trạng ung thư.
Ung thư tuyến tiền liệt hay còn gọi là ung thư tiền liệt tuyến là một dạng của ung thư phát triển trong tuyến tiền liệt, một tuyến trong hệ sinh dục nam. Ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm, tuy nhiên, có những trường hợp ung thư di căn.[1] Các tế bào ung thư có thể di căn (lan) từ tuyến tiền liệt sang các bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt là vào xương và các hạch bạch huyết. Ung thư tuyến tiền liệt có thể gây đau đớn và khó khăn trong việc đi tiểu, quan hệ tình dục gặp vấn đề, hoặc rối loạn chức năng cương dương. Các triệu chứng khác có khả năng phát triển trong giai đoạn sau của bệnh.
Trước đây phẫu thuật ung thư tuyến tiền liệt thường là mổ mở, mổ nội soi. Hiện phẫu thuật robot với độ phóng đại cao, thao tác trong vùng sâu giúp bóc tách triệt để khối u hơn, nhanh hồi phục. Sau khi điều trị bệnh nhân được thử PSA khoảng mỗi 6 tháng trong 5 năm đầu tiên sau khi điều trị và ít nhất một lần mỗi năm sau thời kỳ đó.

Lê Phương / Nguồn:
vnexpress.net

Trà giải độc gan cực tốt từ BỒ CÔNG ANH